HƯỚNG DẪN TẮT MÃ HÓA ĐẦU CUỐI ZALO
Tính năng mã hóa đầu cuối của Zalo mang lại nhiều lợi ích, tuy nhiên đôi khi cũng phát sinh một số lỗi không mong muốn như mất tin nhắn, gửi lỗi, giải mã tin nhắn không thành công,.. Bạn có thể tìm hiểu thêm các vấn đề mã hóa đầu cuối Zalo gặp phải.
Do vậy, tắt mã hóa đầu cuối Zalo trên điện thoại và máy tính là một trong những nhu cầu cấp thiết của một bộ phận người dùng. Tuy nhiên, hiện tại Zalo chưa cho phép bạn tắt.
Để giải quyết vấn đề đó, ZaX đã bổ sung tính năng giúp tắt mã hóa, chỉ vài bước đơn giản, ai cũng làm được.
ZAX là ứng dụng được phát triển & chia sẻ cho cộng đồng dựa vào các cơ chế được cung cấp rộng rãi bởi trình duyệt, an toàn & không khai thác lỗ hổng (nếu có từ Zalo) để gây ảnh hưởng đến hình ảnh, người dùng Zalo.
- ZaX không thuộc Zalo Group
- ZaX không thu thập, thay đổi bất cứ dữ liệu nào liên quan tài khoản Zalo của bạn
💡 Có thể bạn chưa biết
Với ZaX, bạn có thể đăng nhập nhiều tài khoản Zalo trên máy tính (Windows & Mac) dễ dàng chưa tới 30s với nhiều tính năng như lưu bền tin nhắn, hình ảnh, tập tin, gọi điện audio/ video/ chụp màn hình,.. Bấm để xem thêm!
1/ (Android) Tắt mã hóa đầu cuối Zalo trên điện thoại Android
Hướng dẫn tắt mã hóa đầu cuối Zalo trên điện thoại Android
Bước 1: Cài đặt trình duyệt Kiwi Browser từ Google Play
Kiwi Browser – Là trình duyệt phổ biến giống như Google Chrome, Firefox, Microsoft Edge
Bước 2: Cài đặt ZaX: Mở trình duyệt Kiwi Browser, truy cập zaxapp.org/kiwi để tải & cài tiện ích ZaX
Bước 3: Đăng nhập Zalo Web: Mở trình duyệt Kiwi, truy cập chat.zalo.me để đăng nhập Zalo Web
Chọn “Đăng nhập qua ứng dụng Zalo” hoặc đăng nhập bằng số điện thoại, QR
Bước 4: Chọn hội thoại và tắt mã hóa đầu cuối Zalo
Xong bước này trên điện thoại Android, các hội thoại đã chọn sẽ được tắt mã hóa đầu cuối trên tất cả các nền tảng của Zalo (bao gồm Zalo điện thoại và Zalo máy tính).
2/ (iOS) Tắt mã hóa đầu cuối Zalo trên điện thoại iPhone
Hướng dẫn tắt mã hóa đầu cuối Zalo trên điện thoại iPhone
Bước 1: Cài đặt trình duyệt Orion từ Apple Store
Orion – Là trình duyệt phổ biến giống như Google Chrome, Firefox, Microsoft Edge
Bước 2: Thiết lập cài đặt chung cho Orion
Bước 2.1: Chọn Orion làm trình duyệt mặc định: Settings > Default Browser > Open Orion Settings > Default Browser App > Chọn Orion
Bước 2.2: Đổi User Agent cho trình duyệt Orion: Vào Settings > User Agent > Custom > Nhập zaxapp
Cần đổi User Agent để có thể sử dụng Zalo Web trên điện thoại (nếu không bạn sẽ bị chuyển qua Zalo Mobile)
Bước 2.3: Cho phép cài tiện ích mở rộng trên Orion: Settings > Cho phép cài tiện ích mở rộng Firefox (như hình)
Bước 3: Cài đặt ZaX: Mở trình duyệt Orion, truy cập zaxapp.org/orion để tải & cài tiện ích ZaX
Bước 4: Đăng nhập Zalo Web: Mở trình duyệt Orion, truy cập chat.zalo.me để đăng nhập Zalo Web
Chọn “Đăng nhập qua ứng dụng Zalo” hoặc đăng nhập bằng số điện thoại, QR
Bước 5: Chọn hội thoại và tắt mã hóa đầu cuối Zalo
Xong bước này trên điện thoại iPhone, các hội thoại đã chọn sẽ được tắt mã hóa đầu cuối trên tất cả các nền tảng của Zalo (bao gồm Zalo điện thoại và Zalo máy tính).
3/ (PC) Tắt mã hóa đầu cuối Zalo trên máy tính
Để tắt mã hóa đầu cuối Zalo trên máy tính bạn làm theo các bước sau:
Bước 1: Cài ZaX theo hướng dẫn:
Bước 2: Bấm vào biểu tượng ZaX, chọn “Tắt mã hóa đầu cuối”
Bước 3: Chọn hội thoại bạn muốn tắt, sau đó bấm “Tắt Mã Hóa” bên dưới để bắt đầu
Sau khi xong, các hội thoại được tắt mã hóa đầu cuối Zalo sẽ có một tin nhắn hệ thống như hình bên dưới và biểu tượng ổ khóa sẽ biến mất.
4/ Cách bật mã hóa đầu cuối Zalo
Sau khi tắt mã hóa đầu cuối trên Zalo bằng ZaX (hoặc chưa nâng cấp bao giờ), bạn hoàn toàn có thể bật lại bất cứ lúc nào nếu muốn, sau đây là hướng dẫn trên cả máy tính và điện thoại.
4.1/ Bật mã hóa đầu cuối trên máy tính
Để thực hiện mã hóa đầu cuối thì đòi hỏi những bên tham gia vào cuộc trò chuyện phải cập nhật phiên bản Zalo mới nhất.
Bước 1: Chọn cuộc trò chuyện cần mã hóa rồi nhấn vào biểu tượng hình vuông ở phía trên bên phải.
Bước 2: Chọn “Mã hóa đầu cuối”
Bước 3: Chọn “Nâng Cấp” để bắt đầu.
Sau khi nâng cấp thành công, hệ thống sẽ thông báo như hình bên dưới, từ thời điểm này, tất cả tin nhắn sẽ được mã hóa đầu cuối.
4.2/ Bật mã hóa đầu cuối trên điện thoại
Để thực hiện mã hóa đầu cuối thì đòi hỏi những bên tham gia vào cuộc trò chuyện phải cập nhật phiên bản Zalo mới nhất.
Bước 1: Chọn cuộc trò chuyện cần mã hóa rồi nhấn vào dấu 3 gạch ở phía trên bên phải.
Bước 2: Chọn Mã hóa đầu cuối.
Bước 3: Nhấn nâng cấp mã hóa đầu cuối.
5/ Mã hóa đầu cuối Zalo là gì?
Mã hoá đầu cuối là một bước tiến lớn trong công nghệ của Zalo, chúng giúp bảo mật tối đa thông tin của người dùng. Khi bạn sử dụng tính năng này, tin nhắn sẽ được tối ưu mã hóa trong quá trình gửi và nhận. Lúc này, bên thứ 3 sẽ không thể đọc được nội dung gốc có trong tin nhắn của bạn trong cuộc hội thoại giữa hai người.
Mã hóa đầu cuối hay còn gọi là mã hóa tin nhắn Zalo (E2EE) là sự nâng cấp về bảo mật của Zalo giúp bảo vệ tối ưu các nội dung trao đổi của người dùng qua nền tảng này.
Mã hóa đầu cuối là công nghệ bảo mật giúp bảo vệ toàn diện nội dung tin nhắn, cuộc trò chuyện trên Zalo. Khi nâng cấp Mã hóa đầu cuối cho trò chuyện Zalo, các tin nhắn được mã hóa trước khi gửi và sẽ ở dạng mã hóa trong toàn bộ quá trình gửi và nhận. Sau khi trò chuyện được nâng cấp Mã hóa đầu cuối, chỉ có thiết bị của người gửi và người nhận có thể giải mã được tin nhắn để đọc nội dung gốc.
Hiểu đơn giản thì: khi mã hóa tin nhắn Zalo thì các bên thứ 3, công ty dịch vụ hay ngay cả Zalo cũng không thể xem, đọc được nội dung tin nhắn của bạn.
5.1/ Cách hoạt động của tin nhắn mã hóa đầu cuối
- Thiết lập khóa: Mỗi thiết bị sẽ được tạo ra một khóa riêng để mã hóa và giải mã thông điệp. Khóa này được lưu trữ trong thiết bị của bạn và không được chia sẻ với bất kỳ ai khác, kể cả máy chủ Zalo.
- Mã hóa tin nhắn: Khi bạn gửi một tin nhắn qua Zalo, ứng dụng sẽ sử dụng khóa của bạn để mã hóa trước khi gửi đi. Quá trình này diễn ra trên thiết bị của bạn và không được chia sẻ với bất kỳ ai khác. Máy chủ Zalo chỉ đóng vai trò truyền tải tin đã mã hóa và hoàn toàn không biết nội dung là gì.
- Gửi tin nhắn: Tin nhắn được mã hóa sẽ được gửi đến máy chủ Zalo, nơi chúng được lưu trữ và chờ đợi cho đến khi được gửi đến thiết bị của người nhận.
- Giải mã tin nhắn: Khi người nhận nhận được tin nhắn, ứng dụng Zalo sẽ sử dụng khóa của họ để giải mã tin nhắn trên thiết bị của họ. Quá trình này diễn ra trên thiết bị của người nhận và không được chia sẻ với bất kỳ ai khác.
Tóm lại, mã hóa đầu cuối Zalo là một quá trình đảm bảo an ninh và bảo vệ tính riêng tư của dữ liệu trong ứng dụng Zalo. Bằng cách mã hóa tin nhắn trên thiết bị của người dùng trước khi được gửi đi và giải mã tin nhắn trên thiết bị của người nhận khi nhận được.
5.2/ Những nội dung được hỗ trợ mã hóa đầu cuối
Hiện tại không phải tất cả các nội dung tin nhắn đều được mã hóa đầu cuối bạn nhé!
- Nội dung được hỗ trợ ở thời điểm hiện tại: tin nhắn văn bản, tin nhắn thoại, ảnh, video, file, sticker, GIF, MP3, hình vẽ tay, emoji, vị trí
- Nội dung sẽ được hỗ trợ trong các phiên bản tiếp theo: cuộc gọi, livestream
- Nội dung chưa được hỗ trợ: gợi ý sticker, bình chọn nhóm, tin nhắn đã ghim, lịch sử trò chuyện nhóm, bản xem trước link
5.3/ Lợi ích của mã hóa đầu cuối Zalo là gì?
Mã hóa đầu cuối là một công nghệ bảo mật được sử dụng trên Zalo để bảo vệ toàn diện nội dung tin nhắn và trò chuyện. Khi sử dụng mã hóa đầu cuối, tất cả tin nhắn sẽ được mã hóa trước khi gửi và sẽ tiếp tục được mã hóa trong suốt quá trình gửi và nhận. Điều này giúp tăng tính bảo mật cho thông tin cá nhân và bí mật thương mại của người dùng.
Tóm lại, việc sử dụng mã hóa đầu cuối Zalo mang lại nhiều lợi ích cho người dùng như:
- Bảo vệ thông tin cá nhân: Đảm bảo an toàn thông tin cá nhân như số điện thoại, địa chỉ, email, tài khoản ngân hàng,… không bị tội phạm/ bên thứ ba (kể cả Zalo) phát hiện và xem được.
- Tôn trọng quyền riêng tư: Khi trò chuyện với ai đó trên Zalo, bạn có thể bày tỏ rất nhiều cảm xúc, quan điểm, suy nghĩ… mà bạn không muốn ai biết, kể cả đó là Zalo. Khi đó bạn sẽ an tâm hơn rất nhiều.
- Tăng sự tự tin: Khi nói chuyện với ai đó trên Zalo, bạn có thể mong đợi sự tin tưởng và tôn trọng từ người đó. Nếu một tin nhắn được chia sẻ hoặc sao chép mà không có sự cho phép của bạn, bạn có thể khó chịu.
5.4/ Zalo cung cấp các giao thức mã hóa end-to-end để bảo vệ các cuộc trò chuyện
Zalo sử dụng các giao thức và giải thuật mã hóa tiên tiến để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của Mã hóa đầu cuối. Cụ thể, Zalo áp dụng các giao thức và giải thuật sau (các giải thuật này đã được Zalo công bố rộng rãi):
- Giao thức Signal: Đây là một giao thức Mã hóa đầu cuối mã nguồn mở được sử dụng bởi nhiều ứng dụng nhắn tin nổi tiếng như Messenger, WhatsApp, Facebook hay Skype.
- Giải thuật AES-256: Đây là một giải thuật mã hóa đối xứng với chiều dài khóa là 256 bit. Giải thuật AES-256 được coi là một trong những giải thuật mã hóa mạnh mẽ và an toàn nhất hiện nay.
- Giải thuật HMAC-SHA256: Đây là một giải thuật xác thực thông điệp với khóa bí mật. Giải thuật HMAC-SHA256 được sử dụng để kiểm tra tính toàn vẹn của tin nhắn, tức là không bị thay đổi hay giả mạo trong quá trình truyền tải.
Lưu ý: Các tin nhắn mã hóa đầu cuối vẫn được sao lưu. Để bảo vệ tin nhắn, hãy đặt mật khẩu cho bản sao lưu nhé!
6/ Một số lưu ý về tính năng mã hóa đầu cuối tin nhắn Zalo
Để sử dụng tính năng này người dùng cần lưu ý tới 1 số điểm sau:
- Hiện tại đây mới chỉ là tính năng beta (thử nghiệm), do đó để mã hóa tin nhắn bạn cần thực hiện thao tác nâng cấp từng hội thoại một.
- Chưa có chế độ để hủy tính năng mã hóa đầu cuối tin nhắn Zalo.
- Chỉ có phiên bản mới nhất của Zalo mới có thể sử dụng tính năng này.
- Khi nâng cấp, nếu người còn lại đang không truy cập Zalo, quá trình nâng cấp sẽ hoàn tất khi người này truy cập.
- Cuộc trò chuyện được nâng cấp sẽ có thêm biểu tượng khóa để phân biệt với các cuộc trò chuyện thông thường.
- Mã hóa đầu cuối cho nhóm là bản thử nghiệm chỉ mở cho một nhóm nhỏ người dùng Zalo.
- Chỉ có thể nâng cấp cho nhóm có tối đa 10 thành viên.
- Chỉ trưởng/phó nhóm thuộc giai đoạn thử nghiệm mới có thể nâng cấp cho nhóm của mình. Lúc này, các thành viên nhóm có thể gửi tin nhắn mã hóa dù không nằm trong giai đoạn thử nghiệm.
7/ Cần nâng cấp mã hóa đầu cuối zalo không?
Việc nâng cấp mã hóa đầu cuối của Zalo phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ an ninh hiện tại của hệ thống, các lỗ hổng bảo mật mới được tìm thấy, các yêu cầu pháp lý và các nhu cầu của người dùng.
Tuy nhiên, trong nỗ lực nâng cao độ an toàn và bảo mật cho người dùng, Zalo đã thường xuyên cập nhật và nâng cấp mã hóa đầu cuối của mình. Vì vậy, nếu Zalo cảm thấy có sự cần thiết, họ có thể tiếp tục nâng cấp mã hóa đầu cuối của mình trong tương lai. Đứng về góc nhìn của người dùng, tính năng này khá tốt, bảo vệ dữ liệu quan trọng và đặc biệt đi đúng hướng mà các ông lớn như WhatsApp, Telegram đã đi.
Tuy nhiên, đối với người dùng, việc đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin cá nhân của mình cũng phụ thuộc vào việc thực hiện các biện pháp an ninh thông tin phù hợp như sử dụng mật khẩu mạnh (dài, phức tạp), ý thức, tinh thần cảnh giác, không chia sẻ thông tin cá nhân cho người lạ, không truy cập vào các liên kết không rõ nguồn gốc, và cập nhật phiên bản mới nhất của ứng dụng.
Tags: bỏ mã hoá đầu cuối zalo, cách xoá mã hoá đầu cuối trên zalo, cách tắt mã hoá đầu cuối zalo, tắt mã hoá zalo
ZAX – Tiện ích mở rộng cho Zalo
Tắt mã hóa đầu cuối Zalo (E2EE)
Đăng nhập nhiều tài khoản Zalo trên máy tính (Windows & Mac)
Zalo Dark Mode (Giao diện tối)
Xem tin nhắn đã bị thu hồi
Ngăn người khác biết “Lần cuối truy cập”, “đã xem”, “đã nhận”,…
Và nhiều công cụ khác